Ngày nay, để chạy đua trên thị trường quảng bá sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các xưởng in Flexo nhằm tạo ra mẫu bao bì ấn tượng nhất. Flexo là một kỹ thuật truyền thống nhằm làm nổi bật những chi tiết chính bằng cách in nổi hơn, có chiều sâu hơn so với các hình ảnh thông thường khác. Bạn biết gì về kỹ thuật in này ? Kỹ thuật Flexo khác với in Offset như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết nhé!
In Flexo Là Gì?
In loại flexo hay còn gọi là in ống đồng là một loại in mà các phần tử được in sẽ nằm cao và nổi trội hơn các phần tử không được in. Các hình ảnh đưa lên khuôn phải ngược chiều và được cấp mực bằng trục anilox. Sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in thông qua quá trình ép in.
Các sản phẩm chủ yếu được in bằng loại in này là các thùng carton, vỏ bao bì, tem nhãn mác hàng hóa,…
Nguyên Lý Hoạt Động Của In Flexo
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in ấn lâu đời này, bạn cần nắm rõ các khái niệm cơ bản về trục anilox. Trục anilox được hiểu đơn giản là một trục kim loại có bề mặt khắc lõm theo hình dạng đặc biệt. Mục đích của vết lõm là tạo ra nhiều ô nhỏ để mực in được cấp dễ dàng và tiện lợi hơn, không bị lem ra ngoài trong quá trình hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của trục anilox tạo nên quy trình in Flexo ổn định, hiệu quả nhất. Phần trục sẽ được nhúng vào máng mực để đi vào các ô nhỏ có sẵn, dạo gạt mực sẽ gạt đi phần mực thừa để có được lượng in chuẩn xác, vừa đủ. Khuôn in được chế tác từ các nguyên liệu chuyên dụng sẽ đóng vai trò như một vật trung gian nhận mực trực tiếp từ trục anilox, truyền mực lên bề mặt của vật liệu in.
Chính vì thế, hình ảnh tạo ra cuối cùng sẽ ngược chiều so với trục in ban đầu. Đây cũng là điểm đặc biệt và độc đáo của phương pháp in Flexo, không hề nhầm lẫn so với cách in thông thường.
So sánh in Flexo với in Offset
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa in kiểu flexo và in kiểu offset thì bạn nên tìm hiểu sơ lược về in offset.
In Offset Là Gì ?
Là một trong những kiểu in khá phổ biến hiện nay. In offset khác với những loại in khác. Nó được in gián tiếp thông qua một tấm cao su( tấm offset). Các hình ảnh dính mực in sẽ được ép lên các tấm cao su trước sau đó mới từ miếng cao su ép lên giấy. Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này đó là có thể tránh được nước dính lên giấy theo mực.
Có thể nói cả 2 loại hình in ấn này đều có nét riêng biệt thu hút người dùng. Chúng đều là những kỹ thuật in ấn hiện đại nhất hiện nay và được ứng dụng lên nhiều chất liệu khác nhau như vải, gỗ, kim loại,… Tuy nhiên cùng với đó chúng cũng có nhiều điểm khác nhau rõ rệt như:
Loại Hình In
Đối với in kiểu flexo, nó thích hợp với in cuộn hay in tờ rơi,… Còn in offset thì phổ biến hơn cả để in cho các loại thùng carton, bao bì giấy,… Và cả 2 đều mang lại những hình ảnh sắc nét, đẹp mắt. Nhưng theo nhận xét từ nhiều người thì In offset sẽ mang lại những sản phẩm chất lượng hơn so với in kiểu flexo.
Xét Về Thẩm Mỹ
In kiểu flexo sử dụng trục anilox để truyền mực cho các thành phần in nên sản phẩm tạo ra luôn có sự đồng đều về màu sắc. Còn in offset thì in gián tiếp qua tấm cao su nên hình ảnh sẽ rõ nét hơn nhưng màu sắc sẽ không được đồng đều như in loại flexo.
Xét Về Tốc Độ In
Nếu như bạn cần một cách in nhanh để sớm hoàn thành công việc thì nên lựa chọn in kiểu flexo. Bởi so với in offset thì nó nhanh hơn rất nhiều. Dù đơn hàng của bạn có lớn cỡ nào thì loại in này cũng sẽ nhanh chóng hoàn thành cho bạn.
Xét Về Giá Thành
Tùy vào số lượng in ấn ta mới so sánh được 2 loại in này. Nếu bạn chỉ muốn in ấn số lượng ít sản phẩm thì nên in offset sẽ tiết kiệm hơn. Ngược lại, bạn cần số lượng nhiều và nhanh chóng thì in loại flexo sẽ rẻ và tốt hơn.
Các Lỗi Thường Gặp Khi In Flexo
In kiểu flexo là một trong những loại hình in có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Nên nó vẫn còn rất nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy khi in bạn phải hết sức chú ý.
– Mực in dính không đều hoặc bị lem: Đây là lỗi do nhiệt độ trục không ổn định.
– Mực in bị lem qua các cạnh bên: Do mực dư xuất hiện ngoài đường biên, đường mực không sắc nét.
– Mực in có bọt khí: Do lỗi bơm mực không đều.
– Mực in tràn và các đường mực in to ở nét: Do mực bị thừa ở đầu phun hoặc mực còn đọng lại.
– Lem mực: Lỗi do chưa để khô hoàn toàn mực in đợt đầu và lượt in 2 chồng lên dẫn đến lem hoặc do mực phun ra mạnh.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn kỹ thuật in Flexo thay cho in OFFSET cao cấp. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn hiểu rõ hơn về hình thức in này. Nếu có nhu cầu và cần được tư vấn kĩ hơn, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH MTV Đức Nhật nhé! Đơn vị chuyên in ấn bao bì đóng gói theo yêu cầu, kỹ thuật in hiện đại. Đảm bảo mang đến giải pháp in ấn phù hợp.
Liên hệ với chúng tôi :
Địa chỉ: Số 10, đường số 2, Khu Trung tâm hành chính TP. Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: +84989002626
Email: [email protected]
Xưởng 1: Số 288/1A Đại lộ Bình Dương, khu phố Thạnh Hòa B, Phường An Thạnh, Thành phố Thuận An, Bình Dương.
Điện thoại: +84967137979
Xưởng 2: Số 104D đường 628, ấp Trại Đèn, Phước Hiệp, Củ Chi, TPHCM.
Điện thoại: +84917090286